Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Các phần mềm tách lời cho karaoke

Audacity
Hoàn toàn free. Phần lớn những bài mình cần lại không thể tách hết lời được. Tuy nhiên, so với những phần mềm free mà mình đã thử, nó có vẻ tốt nhất.
Link: http://audacity.sourceforge.net/download/windows

Vocal Remover
Free.

VoiX
Free. Dùng command line để chạy nên hơi khó dùng cho bạn nào không biết.
Link: http://vocaleliminator.sourceforge.net/

Magic Vocal Remover
Chỉ được dùng free dưới 30s. Tức là nếu bạn tách một bài hát có độ dài lớn hơn 30s, thì kết quả chỉ là 30s đầu, hoặc bạn phải mua licence thì mới tách lời cả bài hát được.

Vogone
Bạn phải mua licence mới dùng được. Link: http://www.mtu.com/basics/vocal-eliminator.htm

AnalogX Vocal Remover
Mình cài lên nhưng không dùng được. Không hiểu vì sao.
Link: http://www.analogx.com/contents/download/Audio/vremover/Freeware.htm


Thôi, chán chẳng thử nữa.


Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

chuyến Tây Nguyên và hơn thế nữa


Xe & tàu Việt Nam
Đi tàu vào Đà Nẵng và sau đó phần lớn thời gian là ô tô khách nên sẽ nói về 2 hình thức vận chuyển này là chính.
Hệ thống đường sắt VN có lẽ là bị bỏ ngỏ từ thời Pháp tới giờ, cơ sở vật chất khéo còn "xập xệ" hơn thời đó.  Lúc ngồi trên ô tô, có một đoạn tôi thấy công nhân mặc áo xanh đang làm việc gì đó trên đường tàu, mình nghĩ là họ đang vệ sinh & bảo dưỡng đường tàu, có vẻ thô sơ. Đi tàu thì thấy vừa ồn, vừa chậm, được cái là rẻ hơn máy bay. Đi tàu đường dài, nhưng phần lớn mọi người đều mang kèm đồ ăn, thức uống, bởi suy nghĩ đồ ăn trên tàu không vệ sinh & đắt.
Ô tô khách thì có muôn vàn chuyện để kể. Trước hay đi xe dù về quê, 20k đi 30km, xe 16 chỗ nhét 30 người. Mình ở Hà Tây, từ khi sát nhập vào HN, thì có thêm cái xe bus, rẻ hơn, sạch sẽ hơn. Lần này đi thì thấy là chuyện này cũng thường thôi, ở đâu cũng có. Nhưng mình đi có mấy chục cây thì còn đỡ, đằng này đi lại giữa mấy tỉnh Tây Nguyên, cách nhau trên dưới 200 cây, cũng nhiều loại xe dù phải nói là hung thần đường phố. Xe chất lượng yếu kém, bắt khách lung tung, nhét người như nêm, ăn nói tục tĩu, chạy xe như điên, cùng lái xe với nhau mà còn chửi nhau như chó với mèo. Đi xe khách trở thành nỗi sợ, nỗi ám ảnh của những người đi xe. Bao giờ Việt Nam mình mới không thế nữa?
Cũng có những hãng xe chạy rất lịch sự, văn minh, như Mai Linh, hay Tuấn Anh chẳng hạn. Nhưng số xe thì ít, có chuyến thì chắc vì làm ăn không được nên đã hủy (VD: Mai Linh mới hủy chuyến từ Buôn Ma Thuột lên Đà Lạt).

Cuộc sống của những người Bắc & Trung vào Tây Nguyên làm kinh tế mới
Mục đích vào Tây Nguyên thăm họ hàng đã thành công, vì thế, có điều kiện tìm hiểu c/s của người dân xứ Bắc & Trung mình vào đây làm ăn.
Đầu tiên là anh chị em của ông bạn ở Vinh - Nghệ An, ko cùng đi nhưng hẹn gặp tại Pleiku. Gia đình cũng đông, được ngày nghỉ là tụ tập về Pleiku nhậu chơi. Người làm kiểm lâm, người làm thầy giáo, nhưng nhìn chung đều có/đã từng dính dáng tới rừng. Nhà cửa toàn bàn ghế gỗ trạm. Hay một cái là kiểm lâm thì hẳn phải biết lâm tặc. Hai ngày cuối tuần hơi mưa, chủ yếu là chơi & nhậu. Có thể nói là vui, cũng có thể nói là buồn.
Vào Lâm Đồng, gặp toàn người dân xứ mình vào đó làm ăn. Nhà ai cũng có vườn cafe, và c/s thì đơn giản: cứ chăm chỉ làm ăn thì đến mùa cà sẽ có tiền. Một năm một mùa cà, mỗi nhà thu lại được vài trăm triệu. Cả năm ăn chơi, mưa thì nghỉ, nắng thì làm, nhàn hạ & ko lo nghĩ. Ai cũng bảo: cứ bám trụ mảnh ruộng ở ngoài Bắc thì chắc chả bao giờ kiếm được từng đó tiền. Thế nhưng, đằng sau đó còn biết bao nỗi lo. Trường lớp thì lộn xộn, tệ nạn thì chả thiếu. Lúc nhàn rỗi, ngta mua hàng thiếu nợ, đánh lô đề, vay nặng lãi tứ tung. Đường xá còn gập ghềnh nên giá cả mọi thứ đều đắt.
Vào sâu hơn trong núi là nhà chú, quanh đó có nhiều người Thượng. Đường hôm đó mưa, đi vào là khỏi đi ra luôn. Ngồi cafe chém gió với anh em trong đó là biết hết mọi chuyện về c/s trong này. Ở đây nghiện hút, bài bạc như rươi. Chuyện đi tù và đi cai là thường ngày. Gần đấy cũng có tới 2 cái trại cai nghiện. Sống ở nơi đây mà ko có đồng đảng anh em, ko rắn mặt thì bọn khác nó cướp đất, o ép mình ko làm ăn được gì ấy chứ.
Trên đường ra Bắc, ghé lại Gia Lai thăm anh chị họ ở gần biên giới Campuchia. Nóng hơn so với Lâm Đồng, nhưng vẫn mát chán so với thời điểm này tại HN. Anh chị trước đều làm công nhân cao su của Binh đoàn 75, vì một số chuyện nên anh đã nghỉ. Ngày ráo cũng như ngày mưa, anh chị phải dậy sớm đi cạo mủ từ 1h sáng. 6h sáng về nhà, ăn cơm, nghỉ ngơi, chờ đến lúc thu mủ, cân mủ. Anh mới mua một vườn cao su cách nhà 70km, phải ở ngoài đó trông, mấy ngày mới về nhà 1 lần. Chị vẫn chăm chỉ làm tại công ty & chăm sóc hai con. Vui là 2 đứa đều ngoan và chịu khó, biết thương bố mẹ.
Ai cũng nói khí hậu và c/s nơi đây thoải mái, so với ngoài bắc thì dễ sống hơn, dễ kiếm hơn. Nói thế mà chưa chắc đã là thế.

Việt Nam đẹp vô cùng
Lần này đi lại được chứng kiến những cảnh tượng đẹp và kì thú. Tây Nguyên mùa mưa quả thực đẹp vô cùng.
Bầu trời lúc nào cũng đầy mây trắng lớn, trôi nhanh, chực một lúc là mưa. Mưa ròn rã, mưa reo vui. Phải nói là mê đắm cảnh mưa trên Biển Hồ bị gió cuốn thành từng làn. Bắt đầu đi từ Buôn Ma Thuột là trời mưa to, đến lúc tạnh đã ở trên đèo, trời chiều chiếu ánh nắng nhẹ, tạo nên chiếc cầu vồng bắc ngang qua núi. Dưới là dòng suối đỏ ngầu. Trời càng tối, nhiều đoạn ko nhìn rõ đường vì sương xuống, có đoạn nhìn lên, nhìn xuống chỉ thấy rải rác đèn nhà dân hắt ra, nhưng ko heo hút như vùng núi phía bắc. Đồi núi ở đây thấp hơn nhiều
Những rừng cao su bạt ngàn, trải hút tầm mắt, chả biết đâu là tận cùng. Những vườn cà phê sắp chín. Những rừng thông trồng hàng thẳng tắp chìm trong sương sớm hay làn mưa mỏng, như đang ở tiên cảnh.

Kết
Tóm lại, sau chuyến đi Tây Nguyên, thì cũng có ý định làm mảnh đất cao nguyên, vui thú điền vui, đỡ phải lo nghĩ, khéo lại chả thành Hoàng Anh Gia Lai thứ n cũng nên. Nghĩ thế mà lại chả phải thế. Lần này đi cũng học hỏi thêm, gặp gỡ thêm bạn mới, cũng gọi là có thu hoạch được nhiều :) Có nhiều chuyện có thể kể nữa, nhưng viết thế đủ rồi.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Quảng Trị - một chuyến đi


Đến thăm Quảng Trị, có những địa danh lịch sử mà bạn không thể không đến thăm: Nghĩa trang Trường Sơn là nơi an nghỉ của biết bao chiến sĩ anh dũng, Thành cổ Quảng Trị với những câu chuyện cảm động về người lính, cầu Hiền Lương và hình ảnh mẹ bồng con ngóng trông về miền bắc, và Địa đạo Vịnh Mốc đã che chở cho bà con và cán bộ chiến sĩ những ngày bom đạn oanh tạc. May mắn khi đến Quảng Trị là chúng tôi gặp được anh lái xe rất nhiệt tình, đã đưa đoàn chúng tôi đi thăm quan tất cả những nơi ấy.

Nghĩa trang Trường Sơn

Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi trong chuyến đi này là vào thăm nghĩa trang Trường Sơn. Sau khi thưởng thức món bún bò dân dã của bác chủ quán quen với anh lái xe và không bị “chặt chém”, chúng tôi theo con đường nhựa tiến thẳng nghĩa trang Trường Sơn. Buổi sáng, khu nghĩa trang vẫn còn sương phủ, chúng tôi leo lên tượng đài chính thắp hương. Cảnh nơi đây đẹp và yên bình, các anh chị đã hi sinh có lẽ cũng phần nào an ủi. Cùng lên với chúng tôi còn có một đoàn các bác các cô trong Nam ra, đi đông lắm, hình như là thắp hương cho cả người nhà. Chúng tôi đi dạo một vòng khá lâu tại nghĩa trang, mục đích là tìm để thắp nén hương cho những người đồng hương,cùng tỉnh, cùng huyện. Bạn ở Nam Định, bạn quê Hải Phòng, bạn ở Hà Nội. Có mỗi mình tôi ở Hà Tây, tìm mãi chẳng thấy, lúc ra gần đến cửa vào, mới thấy biển Hà Nội nữa. Hóa ra thay đổi hành chính rồi, nên các cụ cũng được update thông tin. Xã của tôi cũng có tới 3 người đang yên nghỉ ở nơi đây.
Mỗi khu, tỉnh đều xây những tượng đài hoặc biểu tượng mang đặc trưng cho khu vực, tỉnh đó. Hà Nội được đặt ngay gần tượng đài trung tâm. Cột cờ, tháp bút, chùa Một Cột, nhìn có thể nhận ra ngay. Tại khu mộ của Hà Nội còn có điều đặc biệt là có những điếu thuốc đặt trên bia mộ. Có lẽ đó là do đồng đội tặng cho nhau, trai Hà Nội ngày ấy đúng là phong lưu thật.
Chúng tôi cũng qua thắp hương ở khu mộ vô danh. Chú ý đọc tên tuổi, năm sinh của các anh chị ấy, mới thấy là họ đều còn quá trẻ, bằng tuổi chúng tôi bây giờ, đang là sinh viên đại học. Hi sinh ở tuổi xuân đang phơi phới, lí tưởng vì Tổ quốc của các anh chị thật đáng khâm phục.
Cảm giác đọng lại với chúng tôi nhiều nhất có lẽ là sự tàn ác của chiến tranh. Khu Thanh-Nghệ-Tĩnh có lẽ là đông mộ liệt sĩ nhất. Mỗi tỉnh đã trên dưới 1000 liệt sĩ ghi danh trên bia. Thật rùng mình. Họ hi sinh phần lớn vào năm 68,69 và 72. Ai cũng còn trẻ cả.
Ra về, chúng tôi không cảm thấy bi thương, một chút gì đó thấy mình hạnh phúc, và cầu chúc cho hương hồn anh chị liệt sĩ được yên nghỉ. Nơi đây thật mát mẻ, trong lành như một khu nghỉ dưỡng đặc biệt.

Cầu Hiền Lương

Không nằm trong lịch trình, nhưng được anh lái xe giới thiệu nên chúng tôi có ghé thăm cầu Hiền Lương. Cầu bắc qua sông Bến Hải hiền hòa chảy, hiện không còn sử dung nữa, mà nằm song song với cầu mới. Cầu cắm cờ đỏ rợp hai bên, vẫy vẫy trong gió. Đến nơi đây, có nhiều thứ vẫn gợi cho người ta nhớ đến quá khứ đau thương. Phía bờ nam là tượng đài mẹ bồng con nhìn về phía bắc, nơi chồng con họ đi tập kết, hình ảnh đất nước chia cắt trong đau thương. Bên cạnh là hình ảnh chiếc lá dừa tượng trưng cho cả miền Nam đang trông ngóng ngày đoàn tụ. Hai đầu cầu, hai chiến tuyến, họ đặt những chiếc loa rất to. Nghe anh lái xe nói, thì tại đây, trong những năm 54-75,ngày nào cũng diễn ra chiến tranh tiếng nói giữa hai chiến tuyến. Bên bờ bắc, nơi đây trở thành bảo tàng. Chúng tôi vào thăm, nhưng chẳng có người soát vé, có lẽ do ít người qua lại nơi đây nên họ cũng không cần phải mất nhiều công trông giữ lắm. Vẫn có 2 chiếc loa rất to đặt ngòai cửa vào bảo tàng. Đối diện là cột cờ, cũng rất to. Cột cờ này cùng với cầu Hiền Lương là nhân chứng lịch sử cho bao nhiêu cuộc đánh phá của quân đội Mỹ-ngụy.
Đứng trên cầu, gió thổi theo chiều chảy dòng sông Bến Hải. Nhìn về phía bắc, vẫn còn chiếc cổng chào ghi tên Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đúng là Quảng Trị, đi rồi mới thấy chiến tranh ác liệt phần nào, chứ chỉ đọc sách lịch sử thì khó mà cảm nhận được.

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc thuộc thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, trong khoảng thời gian từ 1965-1972, đã cùng bà con nơi đây và chiến sĩ chiến đấu với phương châm “Một tấc không đi, một li không rời. Một làng, xã là một pháo đài”. Trong suốt những năm này, Vĩnh Linh là địa điểm bị bom đạn oanh tạc khủng khiếp, tổng cộng hơn nửa triệu tấn bom đạn các loại. Tính bình quân, mỗi người dân Vĩnh Linh đã phải gánh chịu 7 tấn bom đạn của Mỹ.
Đi thăm địa đạo Vịnh Mốc ngày nay, phía trên mặt đất, chúng tôi còn gặp nhiều hố bom đang được che mát dưới bóng tre hay những hầm chữ A vẫn còn vết tích bom đạn. Các lối đi chạy dọc theo lối địa đạo bên dưới lòng đất. Ðể bảo đảm cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta xây dựng rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho ba đến bốn người ở. Trong lòng địa đạo có ba giếng nước, một hội trường (với sức chứa 50 người), bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại.
Địa đạo gồm 3 tầng. Tầng thứ nhất sâu 12m, dùng cho sinh hoạt. Trên lối đi, có các khoang đào sâu vào trong, xếp 1 chiếc giường, đó là nhà dành cho gia đình 4 người ở. Chúng tôi có hỏi vui anh hướng dẫn viên là “Sao không có cửa nhỉ?” Anh nói: “Được thế này là tốt lắm rồi. Cửa cũng không để làm gì. Vì tối thế này, có ai nhìn thấy ai đâu mà lo”. Có cả phòng hộ sinh và tại đây, ở địa đạo này cũng đón sự ra đời của tất cả 17 em bé. Phòng họp tầng 2 rất nhỏ, có chăng là nới rộng hơn lối đi một chút. Nếu không phải anh hướng dẫn viên giới thiệu, thì chắc chúng tôi cũng không tin đây là phòng cho 40 người họp. 6 người (5 người chúng tôi và anh hướng dẫn viên) đã khiến tôi thấy cảm giác chật rồi. Tầng cuối cùng, sâu 23m, dùng để tránh bom, có lối trượt xuống mà chúng tôi không nhìn rõ được. Chỉ có một lỗ khá nhỏ trên lối đi tầng 2, và một tấm ván đặt lên để tránh khách du lịch bị lọt xuống.
Có tất cả 13 cửa, vừa là cửa ra vào, vừa là lỗ thông hơi, 7 cửa thông ra biển và 6 cửa thông lên đồi.Đia đạo có cửa được bố trí hợp lí, nên gió thông rất tốt. Đi trong địa đạo mà không thấy nóng, sờ tay vào đất sét còn thấy mát lạnh. Mặc dù đã qua mấy chục năm, nhưng không khí làm cho đất sét ngày càng trở nên cứng rắn hơn, nên gần như không thấy dấu hiệu của thời gian. Thỉnh thoảng mới gặp một vài đám rêu nhỏ ở những chỗ thắp ngọn đèn nhỏ, và hầu như bề mặt bên trong địa đạo còn nguyên vẹn.
Dọc theo lối đi còn có những rãnh nhỏ ở ven để cho nước thoát ra ngoài khi trời mưa. Các cửa đều cao hơn biển nên dù mưa cũng không sợ ngập. Theo lời anh hướng dẫn viên, chỉ cần ra khỏi cửa thông về biển là có sẵn thuyền, đề phòng trường hợp bị truy đuổi. Các thuyền này cũng có nhiệm vụ t iếp tế cho đảo Cồn Cỏ cách đó không xa.

Thành cổ Quảng Trị

Đây là địa điểm cuối cùng chúng tôi đến thăm, trước khi lại chạy xe vào Huế. Đoàn chúng tôi chỉ có 5 người, nên cứ theo chân một đoàn các bác cựu chiến binh, từ thủ đô Hà Nội, vào thăm chiến trường xưa, để được nghe giới thiệu. Các bác thấy mấy đứa thanh niên đi thăm chốn này, có vẻ có cảm tình. Lúc dâng hương và vòng hoa, các bác còn gọi chúng tôi vào cùng. Thế là chúng tôi, tuy không chuẩn bị, nhưng vẫn được thắp nén hương, tưởng nhớ các chiến sĩ đã hi sinh.
Lại thêm một lần nữa, chúng tôi hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Chẳng biết vì chất giọng xứ Quảng hay nội dung quá cảm động mà chúng tôi ai nấy đều rưng rưng nước mắt khi nghe các anh chị hướng dẫn viên kể lại. Đọng lại sâu sắc nhất là trích dẫn từ bức thư & nhật kí của hai anh chiến sĩ đã hi sinh. Hai người đều là những người con vùng đồng bằng sông Hồng, với tinh thần, lí tưởng hi sinh cho Tổ quốc, họ đã chuẩn bị sẵn những lời trăn trối yêu thương, đầy trách nhiệm từ biệt gia đình. Phải nói là rất cảm động, không thể cầm nổi nước mắt khi nghe những lời ấy.
Đó chỉ là những ví dụ trong số phận của bao nhiêu chiến sĩ đã hi sinh trong 81 ngày đêm giữa quân đội nhân dân Việt Nam và quân lực Việt Nam cộng hòa mùa hè năm 1972. Với diện tích không lớn, chỉ mất vài chục phút đi bộ, nhưng mỗi nắm đất thành cổ Quảng Trị đều chứa trong đó máu và xương của những người con anh dũng. Người ta không thể khai quật tìm xác, vì bom đạn đã gần như san phẳng thành cổ. Cũng trong trận chiến này, không ít chiến sĩ đã hi sinh trên dòng sông Thạch Hãn vì mưa to, nước lũ. Có người còn chết vì kẹt trong hầm, không thể ra được. Người chị hướng dẫn viên còn đọc thêm mấy câu thơ, khi đang thuyết trình về trận đánh thành cổ Quảng Trị, nghe mà thương lắm:
“Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước.
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”

Kết

Thanh niên chúng tôi hiểu về chiến tranh không nhiều, cũng ít khi tham khảo tài liệu nghiên cứu về vấn đề chiến tranh hay lịch sử. Chuyến đi không dự tính trước lại mang đến nhiều suy ngẫm, nhiều cảm xúc hơn cho riêng tôi, cũng như những bạn đồng hành. Thêm yêu đất nước, con người Việt Nam mình.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Accounting

Accounting is the art of recording, summarizing, reporting, and analyzing financial transactions.
-> support to make decisions.
(+)
Cost (Nguyên giá)
- Accumulated depreciation (khấu hao lũy kế)
= book value (giá trị ghi sổ)
(+)
Dr. Office supply
Cr. Liability
-> mua chịu
(+)
owner: internal
supplier, lender, customers: external
(+)
stock holder: nằm trong nhóm Equity
(+) permanent account & temporary account
temporary account: revenue, expense, income summary, withdrawal
(+)
ROA = Net income / total asset

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

StudyNode_Tôn giáo

Thuật ngữ tôn giáo:
Phương tây: cầu nối giữa thế giới có thật và thế giới hư ảo.
Trung Quốc: tôn -> tông đọc lệch mà thành, có nghĩa là nhánh, giáo -> giáo lí của đạo Phật
Các yếu tố cấu thành nên tôn giáo:
- Giáo lí: gồm có giáo luận, giáo luật được có trong các cuốn kinh
- Tín đồ
- Nghi lễ
- Giáo hội (tổ chức)
chú ý:
Nho giáo ko phải là tôn giáo (do k có giáo hội)
Tại sao có tôn giáo:
Tôn giáo là phải có tính thiêng, tính thiêng này nó biểu hiện thành thần thoại, hình thành cộng đồng về đạo đức
tính thiêng là cái làm cho con người tin
Tính thiêng là Bản chất của con người -> ko thay đổi được
Trong tất cả các niềm tin, niềm tin tôn giáo là mạnh nhất vì niềm tin tôn giáo là dựa trên đạo đức.
Phải làm gì với tôn giáo
- phải tôn trọng và bảo đảm bằng luật quyền theo hoặc ko theo tôn giáo của con người
- tách nhà nước ra khỏi tôn giáo
- cấm lợi dụng tôn giáo cho mục đích chính trị


StudyNote_CNMLN_20110719: Giai cấp công nhân

Giai cấp công nhân là có tính tổ chức, tính kỉ luật rất cao, có tinh thần cách mạng triệt để. Do địa vị của giai cấp công nhân, ko sở hữu gì, họ ko có gì để mất -> làm cách mạng hoặc là thành công & hoặc là thất bại.
Từ đó CN Mác đưa ra 2 kết luận:
- g/c Công nhân đào mồ chôn CN Tư bản
- CNTB đang giãy chết

g/c CN Việt Nam:

Giải quyết vấn đề gp dân tộc ở châu Phi là phải dựa trên chủng tộc, sắc tộc.
"Nước Mỹ không nên áp đặt chân lý của mình lên các nước khác"

Bác Hồ:
- 1920, bị quốc tế cộng sản qui cho là người theo CN dân tộc cực đoan, người nguy hiểm đ/v QTCS, vì:
+ Bác Hồ đặt tên Đảng CS VN chứ ko phải Đảng CS Đông Dương theo QTCS (vì Bác Hồ ko muốn người ta quy cho là VN xâm lược các nước Đông Dương)
+ Lực lượng CM là công nhân, nông dân, tiểu thương, trí thức... chứ ko phải chỉ Công nhân như QTCS (vì g/c CN chỉ có 900k người tại thời điểm đó, dân chủ yếu là nông dân)
+ Bác Hồ làm CM dân quyền -> CM tư sản dân quyền -> CM cộng sản
Theo Bác Hồ,
- g/c CN Việt Nam là một cổ hai tròng: địa chủ & tư bản -> đau khổ hơn g/c CN thế giới
- g/c CN ra đời sau g/c CN thế giới, nhưng ra đời trước g/cTB ở VN, từ khi Pháp khai thác, vơ vét tài nguyên
Theo Bác Hồ, tri thức mới là lực lượng lãnh đạo CM
Muốn làm CM, trước hết phải có Đảng cách mệnh. Trước hết phải giáo dục quần chúng, thứ nữa là chuẩn bị về mọi mặt.

Trần Phú là người Đức Thọ - Hà Tĩnh, là thành viên Tâm tâm xã, tham gia lớp học CN Mác. Sau khi học đại học 3 năm, tốt nghiệp loại ưu, sau khi về nước, được cử làm Tổng bí thư Đảng CS Đông Dương.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

24.6.2009

dạo này cứ thấy mình vô dụng làm sao ấy. Chả thấy động tay động chân vào cái gì cả.
Thằng em mình xuống ôn thi, hi vọng nó sẽ thi đỗ.
Chị dạo này đi dạy suốt. Tối về ăn cơm xong, chỉ có ngủ thôi.
Ở FPT, 1 tuần nghỉ học. Một tuần cũng ko làm được gì nhiều. Bao nhiêu kế hoạch đặt ra đều chưa thực hiện được. Vẫn đi dạy thêm, nhưng với tinh thần chán nản. Cô bé mình càng dạy thì lại càng ko cố gắng. Chẳng biết phải làm sao đây?

Thôi nào, cố gắng lên. Phải thấy mình may mắn vì dù sao vẫn còn nhiều việc để làm.

Cố gắng hết mình, vì sự nghiệp kiếm tiền :D